Phương pháp giải quyết:
Thu hồi công nợ khó đòi, chậm trả sau bán hàng là công việc rất khó và cũng rất “nhạy cảm”, do vậy người đi thu nợ ngoài việc nắm rất rõ về tính chất pháp lý của hồ sơ công nợ, còn phải có nghiệp vụ, những kỹ năng xử lý và thu hồi nợ .
Tùy theo tính chất của mỗi vụ việc, căn cứ từng hồ sơ cụ thể, để có thể đưa ra những phương án xử lý, thu hồi nợ phù hợp. Bởi vậy cho nên sẽ có rất nhiều phương pháp và hướng giải quyết khác nhau trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ sẽ áp dụng hai phương pháp giải quyết cơ bản sau:
– Phương pháp hòa giải, thỏa thuận: Là phương thức mà các luật sư, chuyên viên pháp lý sẽ trực tiếp đến đàm phán, thương thảo, thuyết phục bên phía khách nợ để họ đưa ra kế hoạch thanh toán khoản nợ.
– Phương pháp giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng: Phương pháp này sẽ áp dụng trong trường hợp khách nợ không có thiện chí làm việc, cố tình lẩn tránh, thoái thác trách nhiệm, hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm, “nhỏ giọt”, và kéo dài.
Thời hạn giải quyết thu hồi công nợ:
Thời hạn giải quyết, thu hồi công nợ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong đó có hai yếu tố quan trọng nhất là tính pháp lý của hồ sơ và khả năng thanh toán của khách nợ.
Có những khách nợ, sau khi được các luật sư chuyên viên pháp lý đến phân tích, giải thích về những hậu quả và tổn thất của việc không thanh toán, chậm thanh toán thì họ đã nhận thức ra và lên kế hoạch thanh toán và thanh toán dứt điểm công nợ.
Nhưng có những khách nợ phải cần đến sự hỗ trợ, can thiệp của các cơ quan chức năng thì họ mới chấp nhận thanh toán. Do vậy, thời hạn của vụ việc sẽ kéo bị kéo dài, và ảnh hưởng.
Tuy nhiên, thời hạn xác định trong hợp đồng dịch vụ thu nợ sẽ là 06 tháng. Thời hạn này cũng là khoảng thời gian cần thiết cho các luật sư để áp dụng biện pháp thu hồi nợ thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc các cơ quan chức năng khác.