NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu chủ đầu tư
CÔNG TY ………………..
Địa chỉ: …………………………………….., Tỉnh Vĩnh Long.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………, cấp ngày ………………….., nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Vĩnh Long.
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đăng ký đầu tư, gồm:
– Họ tên:
– Chức vụ: Giám đốc
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số ……………………………….., Tỉnh Vĩnh Long.
– Chỗ ở hiện nay: Số ………………………………………………………, Tỉnh Vĩnh Long.
I.2 Mô tả sơ bộ dự án
– Tên dự án : Khu Du Lịch Mỹ Hòa Mekong
– Địa điểm: ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long.
– Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới .
I.3 Quy mô đầu tư :
– Quy mô diện tích đất : dự án sẽ được xây dựng trên quy mô diện tích đất là 8.500 m2 . Trong đó, diện tích đất dự kiến triển khai xây dựng cho giai đoạn 1 khoảng 2000 m2 với quy mô xây dựng là 20 nhà nghỉ bằng gỗ cao cấp. Dự kiến nếu hoạt động hiệu quả, chủ đầu tư sẽ triển khai tiếp giai đoạn 2 với tổng quỹ đất còn lại.
– Hình thức xây dựng: dự án được chủ đầu tư dự kiến xây dựng với kết cấu đơn giản, hài hòa với môi trường tự nhiên, không xây tầng. Toàn bộ khu nhà nghỉ là một chuỗi nhà gồm 20 nhà, trong đó mỗi nhà được bố trí là một phòng nghỉ, xung quanh có thể nhìn ra vườn cây trái xum xuê, trong lành. Toàn bộ khối nhà được xây dựng và trang trí nội thất hoàn toàn bằng gỗ, xây dựng theo phong cách hiện đại, tiện nghi nhưng luôn kết hợp với yếu tố tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái, trong lành khi du khách đến với khu du lịch Mỹ Hòa Mekong.
– Tổng đầu tư dự kiến là : 2.268.200.000đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu là 30% tổng đầu tư (tương ứng số tiền là 680.460.000 đồng), vốn vay là 70% tổng đầu tư (tương ứng số tiền là 1.587.740.000 đồng).
I.4 Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư
– Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
– Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 01/01/2006
– Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
– Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
– Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch
– Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch
– Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch.
– Thông tư số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26 tháng 01 năm 2011 quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch.
– Các văn bản khác có liên quan đến hoạt động du lịch của dự án.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1 Tổng Quan Tiềm Năng Du Lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần châu thổ sông Mêkong, rộng lớn và trù phú, gồm 13 tỉnh thành phố ( An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long) với diện tích tự nhiên khoảng 40.000km2, dân số trên 18 triệu người. ĐBSCL là vùng kinh tế, văn hoá, chính trị đặc biệt quan trọng của khu vực phía Nam, nằm liền kề với Tp. Hồ Chí Minh và là cửa ngõ thuận tiện với các nước Đông Nam Á. Sông nước ĐBSCL như một thảm tranh tuyệt đẹp, khí hậu ôn hoà, con người thân thiện và nồng hậu.
ĐBSCL là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; với nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo và “tính cách con người Phương Nam” luôn thể hiện sự “hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hào hiệp” là những sản phẩm du lịch thật sự thú vị.
Dòng sông Mêkong huyền thoại bồi đắp phù sa màu mỡ cho ĐBSCL, với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du khách gần xa. Đó là: rừng dừa Bến Tre màu xanh đam mê cho trái xum xuê với nhiều sản phẩm từ dừa; tràm chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng; chợ nổi Cần Thơ- Tiền Giang với hàng ngàn loại trái cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàng trăm đảo nhấp nhô giữa biển khơi gió lộng; phong cảnh Thất sơn Bảy núi (An Giang); rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau… đã đi vào lịch sử như một huyền thoại; đặc biệt là những cánh đồng lúa vàng mênh mông như thảm lụa, những xóm thôn ấm áp bên các dòng kênh dài như vô tận,… hoà quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng… cuốn hút và hấp dẫn du khách.
Hàng năm ở đây có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 cho đến hết tháng 10. Mưa ở Đồng Bằng đến nhanh và thường kết thúc sau nửa giờ. Vào mùa mưa, nước sông từ từ dâng lên cao, tràn vào đồng ruộng đem theo tôm cá, phù sa và nước ngọt. Đối với người dân địa phương, chuyện nước lên cao vào mùa mưa được họ coi bình thường và gọi là mùa nước nổi, chứ họ rất ít khi dùng từ lũ lụt, vì nó ít nguy hiểm. Mùa nước nổi chính là mùa giăng câu, thả lưới, thu họach các loại hoa và rau trên mặt nước. Chèo xuồng đi trong vùng ngập nước vào mùa nước nổi để xem cuộc sống hàng ngày của nhà nông, là một trong những chương trình du lịch lãng mạn và kỳ thú.
ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kinh, rạch chằng chịt được bao phủ bởi những vườn cây ăn trái trĩu quả nên trông đẹp như những bức tranh. Đi lại trên ghe xuồng bằng gỗ là hình thức giao thông phổ biến nhất của vùng này. Hàng ngày nge, xuồng chở trái cây đi chợ, nhà nông đi làm, học sinh đi học, thậm chí là xuồng hoa để đưa cô dâu về nhà chồng trong lễ cưới. Ở những nơi giao nhau của các con rạch luôn là nơi nhóm chợ, mà người dân thường gọi là chợ nổi, tức chợ họp trên ghe xuồng.
ĐBSCL có nhiều đảo đẹp thuộc các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, trong đó có lẽ nổi tiếng nhất là đảo Phú Quốc với diện tích khỏang 600Km2 (gần bằng Singapore). Người dân VN còn gọi Phú Quốc là đảo Ngọc, vì vẻ đẹp hoang sơ cùng các tài nguyên thiên nhiên của nó. Trên đảo có nhiều bãi tắm đẹp với cát trắng và nước biển trong xanh nằm cạnh các ngọn núi, đây cũng chính là nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng 4, 5 sao nhất của ĐBSCL. Ngoài ra ĐBSCL còn có các bãi tắm khá nổi tiếng khác như Mũi Nai (Hà Tiên, gần biên giới Campuchia), Hòn Chông (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), Ba Động (tỉnh Trà Vinh). Một số đảo nhỏ có bãi tắm như Hòn Khoai (Cà Mau), Thổ Chu, Hải Tặc (Kiên Giang) cũng đang được đưa vào khai thác phục vụ cho các tour du lịch câu cá trên biển.
Tiềm năng du lịch ĐBSCL là rất lớn và khả năng phát triển đa dạng, phong phú. ĐBSCL đang khảo sát, tìm hiểu, quy hoạch phát triển du lịch; từng bước đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho ngành du lịch; tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng sông nước đồng bằng và biển đảo, nâng cao chất lượng dịch vụ, liên kết vùng, tour tuyến để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng.
II.2 Thế mạnh du lịch của tỉnh Vĩnh Long.
Tỉnh Vĩnh Long là trung tâm và là hình ảnh thu nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long bởi sự đa dạng và trù phú của vùng đất giữa hai dòng sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang. Phía bắc tỉnh Vĩnh Long giáp Tiền Giang, tây bắc giáp Đồng Tháp, đông giáp Bến Tre, đông nam giáp Trà Vinh, phía nam giáp Hậu Giang, Sóc Trăng, tây nam giáp Cần Thơ.
Là tỉnh ở giữa đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có đất đai màu mỡ do được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm. Vĩnh Long có hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt với gần 40.000 ha đất trồng cây ăn trái lâu năm.Từ đây Vĩnh Long đã hình thành nhiều mô hình kinh tế vườn kết hợp làm du lịch. Mô hình du lịch miệt vườn đã trở nên khá phổ biến ở đây và thu hút nhiều lượt khách du lịch.
Hưởng ứng chủ trương phát triển kinh tế vườn gắn với du lịch, một số chủ vườn tại đây đã tự đầu tư vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển diện tích trồng cây lâu năm thành điểm du lịch sinh thái vườn lý tưởng để thu hút khách. Dù cùng là du lịch sinh thái miệt vườn nhưng có điểm du lịch chuyên khai thác về du lịch văn hóa lịch sử, có nơi tập trung giới thiệu làng nghề truyền thống kết hợp tham quan cây cảnh, nơi thì phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trên sông, tham quan chợ nổi… Mỗi dự án chỉ qui hoạch vài ba dịch vụ nhưng các nhà vườn đã chú trọng khai thác triệt để thế mạnh của mình, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho các sản phẩm du lịch. Điều này có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách.
Trong vài năm trở lại đây, lượng khách du lịch đến Vĩnh Long tham quan tăng mạnh, trong đó, có cả khách du lịch quốc tế. Năm 2009, tỉnh đón khoảng 630.000 lượt khách, trong đó có 150.000 khách quốc tế, doanh thu thuần du lịch đạt 105 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy kế hoạch đón 1.000.000 khách và 700.000 lượt khách quốc tế vào năm 2015 và 2020 của tỉnh Vĩnh Long sẽ không phải là chuyện xa vời. Bên cạnh đó, việc phối hợp qui hoạch, đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng và các sản phẩm dịch vụ miệt vườn Vĩnh Long sẽ tạo thêm nhiều điều kiện thu hút khách tham quan.
II.3 Định hướng phát triển du lịch bền vững của tỉnh Vĩnh Long.
Phát triển du lịch sinh thái vườn chẳng những góp phần giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập mà còn là giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn. Đây cũng là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp thay thế bằng những vườn cây ăn trái đặc sản giá trị kinh tế cao hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Hiện nay, nhiều nhà vườn đã áp dụng tiến bộ khoa học trong việc thâm canh cây trồng cho trái bốn mùa để phục vụ du khách, một số hộ dân đã đầu tư vườn ươm sản xuất cây giống tốt, cho trái ngon vừa làm phong phú sản phẩm tham quan du lịch vừa đáp ứng nhu cầu phát triển vườn cây ăn trái chuyên canh của các hộ nông dân trong tỉnh, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn gắn kết phát triển mô hình du lịch sinh thái tham quan làng nghề. Khách đến Vĩnh Long có thể thưởng thức trái cây quanh năm, đăc biệt là làng bưởi Năm Roi ở Bình Minh, Cam Sành ở Tam Bình và các sản phẩm gốm đỏ ở làng Gốm Long Hồ. Đây là các sản phẩm tiêu biểu của đất Vĩnh Long, nhằm giới thiệu đến khách du lịch trong và ngoài nước nét văn hóa đặc thù của thiên nhiên và con người nơi đây.
Hiện nay, ngành du lịch Vĩnh Long cũng có định hướng sẽ lập dự án xây dựng mô hình du lịch sinh thái gắn với cộng đồng dân cư nhằm tạo được mô hình kinh tế phát triển bền vững, đồng thời đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư làm du lịch như: hỗ trợ về hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ khách; đẩy mạnh mối liên kết giữa nhà vườn và các doanh nghiệp lữ hành thông qua thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh Vĩnh Long; tăng cường công tác xúc tiến du lịch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như nâng cao hiệu quả gắn kết giữa nông nghiệp và du lịch, tạo hướng phát triển tích cực, bền vững. Hy vọng mô hình trên sẽ phát huy tác dụng và tạo động lực phát triển loại hình du lịch giàu tiềm năng này trong tương lai gần.
Ngoài ra, trên cơ sở xác định nguồn lực đầu tư vào các điểm du lịch nhà vườn, du lịch sinh thái là rất lớn, do vậy ngoài việc khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương đầu tư tạo ra điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng trên mảnh đất của mình, tỉnh Vĩnh Long cũng kêu gọi các thành phần kinh tế trong cũng như ngoài nước đầu tư làm điểm du lịch nhà vườn đạt chất lượng quốc tế; phân vùng sản phẩm phục vụ từng đối tượng khách…nhằm tạo nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng phục vụ hiệu quả nhu cầu của nhiều đối tượng khách. Trước mắt tỉnh sẽ lên danh mục và tập trung kêu gọi đầu tư phát triển Khu dịch vụ du lịch, bến tàu, bến xe khách du lịch tại Trung tâm phường I, Tp.Vĩnh Long; Khu du lịch Mỹ Hoà, Bình Minh và Khu du lịch An Bình.
Với nhiều quyết tâm phát huy thế mạnh du lịch sinh thái vườn, hướng tới xây dựng một ngành du lịch bền vững, tạo đà thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển dựa trên những tiềm năng và lợi thế to lớn, mang tính đặc thù riêng của mình, chắc chắn ngành du lịch Vĩnh Long sẽ sớm trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương, giúp xoá đói giảm nghèo và sớm đưa Vĩnh Long trở thành một tỉnh trọng điểm về du lịch của cả nước.
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
III.1 Giới thiệu chung tỉnh Vĩnh Long.
III.1.1. Vị trí địa lý:
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI KHI BẠN ĐANG CÓ Ý TƯỞNG ĐỂ HÌNH THÀNH DỰ ÁN!
-
Để được tư vấn đăng logo thương hiệu xin vui lòng liên hệ
Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ : 42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:– 028 6660 53 53Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.comWebsite : www.luatnamphat.com