Không chỉ với các doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường mà cả các doanh nghiệp mới, các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là một trong các yếu tố quan trọng tạo nên thành công. Đối tượng sở hữu công nghiệp này giúp các doanh nghiệp xâm nhâp và tạo chỗ đứng trên thị trường. Vậy các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên có tác dụng như thế nào đối với doanh nghiệp? Luật Nam Phát mời quý khách tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1, Khái niệm chung của các đối tượng sở hữu công nghiệp
– Tên thương mại: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
– Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với những hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp khác.
– Chỉ dẫn địa lý: Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó.
2. Những lợi ích của tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với doanh nghiệp
– Chức năng nhận biết (phân biệt): người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ thường nhận biết trên hai tiêu chí là thị giác và thính giác. Vậy nên các sản phẩm có thiết kế bắt mắt, tên gọi dễ nhớ, dễ thuộc và đến từ một nhà cung cấp có uy tín thường được ưu tiên.
– Giữa rất nhiều loại sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau ra đời hàng ngày, hàng giờ thì một sản phẩm có đầy đủ các yếu tố trên sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian chọn lựa.
– Một khi người tiêu dùng đã nhận biết sản phẩm/dịch vụ dựa trên ba tiêu chí của sở hữu công nghiệp nói trên và tin tưởng, hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ đó thì dù ở đâu họ vẫn tìm mua và sử dụng mà không lo nhầm với sản phẩm/ dịch vụ tương tự của nhà sản xuất khác.
– Một thương hiệu có thể ra nhiều sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với cá tính của nhiều người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng định hình được phong cách riêng của bản thân hoặc thể hiện phong cách của chính họ thông qua sản phẩm/ dịch vụ đó.
– Việc tạo uy tín đối với đối tác cũng rất quan trọng. Không một thương nhân nào muốn kí hợp đồng với bên cung cấp hàng hóa không có nhãn hiệu hoặc không rõ xuất xứ, nguồn gốc.
– Việc tạo nên một thương hiệu không dễ và việc duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ càng khó khăn hơn nữa. Ba yếu tố của sở hữu công nghiệp không chỉ là công cụ marketing hiệu quả cho doanh nghiệp mà còn mang lại nguồn lợi nhuận dồi dào, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp luôn nỗ lực đem tới những gì tốt nhất cho người tiêu dùng.
Trên đây là bài tư vấn của Luật Nam Phát về lợi ích của việc thiết lập quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp. Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để biết thêm chi tiết.
Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ : 42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:– 028 6660 53 53
Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.com
Website : www.luatnamphat.com